CHẤT LIỆU: LỤA
Lụa là chất liệu vải thuần Việt được người nước ngoài rất tin dùng vì chất lượng tốt cũng như độ thẩm mỹ cao. Hàng năm, số lượng trang phục và phụ kiện được làm bằng lụa, gấm hay thổ cẩm Việt Nam được xuất khẩu và bán ra rất nhiều, đặc biệt tại thị trường châu Âu.
Ai cũng biết, lụa là loại vật liệu được dệt từ tơ tằm và đã có rất lâu đời xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu so với lụa của Việt Nam, lụa Trung Quốc khó có thể so bì về chất lượng. Trong những di chỉ khảo cổ cách nay khoảng 5000 năm (như di chỉ Bàu Tró, Đồng Hới, Quảng Bình), các nhà khoa học đã thấy có dấu vết của vải có dọi xe chỉ bằng đất nung. Các sách cổ Trung Quốc như Thủy kinh chú, Tam đô phú, Tề dân yếu thuật đều nói rằng trong giai đoạn đầu công nguyên, khi Trung Quốc một năm chỉ nuôi được 3 lứa tằm thì năng suất tằm ở Giao Chỉ, Nhật Nam, Lâm Ấp một năm đạt được tới 8 lứa. Để có được nhiều lứa tằm trong năm, tổ tiên ta đã lai tạo ra được nhiều giống tằm khác nhau phù hợp với các loại thời tiết nóng, lạnh, khô ẩm.
Tuy nhiên, sau cuộc chinh phạt của Hoàng đế phương Bắc làm thủ lĩnh, bí quyết nghề trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng của các nước phương Nam đã bị người Trung Quốc tiếp thu và phát triển một cách nhanh chóng, nhưng vẫn không thể sánh với lụa của Việt Nam về chất lượng. Năm 1749, một người phương Tây tên là Poivre nhận xét: “Tơ lụa Đàng Trong so với Trung Quốc thì hơn hẳn về phẩm chất và sự tinh tế. Tơ đẹp nhất là của vùng Quảng Ngãi”.
Ông cha ta đã có câu ca dao “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa; Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để chỉ đây là một nghề hết sức vất vả cực nhọc. Trồng dâu – nuôi tằm – lấy tơ – dệt vải. Mỗi một công đoạn đều đòi hỏi một sự đầu tư lớn về thời gian, công sức và sự cải tiến, sáng tạo mới có thể tạo ra những vuông lụa mịn màng, mượt mà, đẹp như ý. Công đoạn đầu tiên là nuôi tằm. Tằm được nuôi và chăm sóc rất cẩn thận từ khi còn rất nhỏ cho tới khi trưởng thành. Thức ăn của tằm là lá dâu, tuỳ vào độ tuổi của tằm mà chúng ta phải lựa từng loại lá dâu phù hợp, không quá già cũng như không thể quá non. Tằm lớn rất nhanh, khi bước sang giai đoạn ăn dỗi, chúng tiêu thụ một lượng thức ăn bằng 75-80% lượng thức ăn của cả đời. Tằm phải được cung cấp đủ thức ăn nếu không thì chúng sẽ không thể “chín” để làm kén được. Khi đã chín, tằm lên ổ làm kén và sau đó người ta sẽ đem chúng bỏ vào những khung đan sẵn để chúng nhả tơ và kéo kén. Khi chúng đã nhả hết tơ tạo thành những con kén vàng óng người ta sẽ phân loại kén để chuẩn bị cho việc kéo sợi. Kén được nấu trong nước sôi để loại bỏ chất cerixin, trong xơ chỉ còn lại fibrobin. Người thợ sẽ lấy vài sợi tơ chập lại với nhau kéo chúng ra và cho đi qua guồng xe tơ để tạo thành sợi. Và công đoạn cuối cùng là dệt lụa bằng phương pháp dệt thủ công. Những vuông lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc, chỉ có màu trắng ngà của tơ, vẫn còn khô cứng vì còn keo sericin, qua công đoạn nhuộm màu, lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo.
Khoác lên mình một chiếc áo bằng chất liệu lụa tơ tằm , người phụ nữ sẽ hòa mềm mại và nữ tính hơn rất nhiều.
ALAMODEvn
Floumpvom
Intuime